Tiêu chuẩn cơ sở gờ giảm tốc, gồ giảm tốc trên đường bộ – yêu cầu thiết kế.
Ngày 28/12/2020, Tổng cục Đường bộ Việt
Nam ban hành Quyết định số 6500/QĐ-TCĐBVN về việc công bố Tiêu chuẩn cơ sở TCCS
34:2020/TCĐBVN Gờ giảm tốc, gồ giảm tốc trên đường bộ – Yêu cầu thiết kế.
TCCS 33:2020/TCĐBVN quy định các yêu cầu
và chỉ dẫn thiết kế gờ giảm tốc, gồ giảm tốc trên mạng lưới đường bộ, bao gồm
đường quốc lộ, đường tỉnh, đường đô thị, đường huyện, đường xã; gồ giảm tốc, gờ
giảm tốc trên đường ngang, lối đi tại vị trí đường bộ giao cắt cùng mức với
đường sắt. Có thể tham khảo tiêu chuẩn này khi thiết kế gờ giảm tốc, gồ giảm
tốc trên các đường chuyên dùng, bãi đỗ xe, tầng hầm chung cư, đường nội bộ
trong các cụm nhà chung cư, trung tâm mua sắm, siêu thị, …
Gờ giảm tốc hay còn lại là vạch giảm tốc
độ (Rumble Strips) là một dạng vạch kẻ đường có tác dụng cảnh báo cho người
điều khiển phương tiện thông qua thị giác và cảm giác rung động nhẹ để biết
trước vị trí nguy hiểm hoặc cảnh báo trong vùng nguy hiểm cần phải giảm tốc độ
và chú ý quan sát để đảm bảo an toàn giao thông.
Gồ giảm tốc (Speed Hump, Speed Bump) là
một kết cấu được bố trí trên mặt đường có tác dụng cảnh báo và cưỡng bức các
phương tiện giảm tốc độ trước khi đi đến vị trí cần phải giảm tốc độ.
Một số hình thức bố trí gờ giảm tốc và gồ
giảm tốc:
- Gờ giảm tốc bố trí theo dạng cụm
Hình 1 – Quy cách bố trí gờ giảm tốc dạng
cụm

Hình
2 – Gờ giảm tốc bố trí theo cụm trên một chiều đường đối với đường không có dải
phân cách giữa

Hình 3 – Gờ giảm tốc bố trí theo cụm trên
toàn bộ bề rộng mặt đường đối với đường không có dải phân cách giữa

Hình 4 – Gờ giảm tốc bố trí theo cụm đối
với đường có dải phân cách giữa
- Gờ giảm tốc dạng rải đều

Hình 5 – Bố trí gờ giảm tốc dạng rải đều
trên một chiều đường

Hình 6 – Bố trí gờ giảm tốc dạng rải đều
trên toàn bộ bề rộng mặt đường

Hình 7 – Bố trí gờ giảm tốc dạng rải đều
trong khu vực đường cong nguy hiểm

Hình
8 – Bố trí nhiều cụm giảm tốc dạng rải đều trên đoạn đường cần cảnh báo

Hình 9 – Chiều dày gờ (vạch) giảm tốc tại
chiều lên và chiều xuống dốc
- Gồ giảm tốc dạng sóng trâu

Hình 10 – Bố trí gồ giảm tốc dạng sống
trâu có để dành phần đường dành cho xe thô sơ

Hình 11 – Bố trí biển báo đường có gồ giảm
tốc trước khi vào vị trí có gồ giảm tốc dạng sống trâu
- Gồ giảm tốc dạng băng

- Một số trường hợp bố trí gờ giảm tốc, gồ
giảm tốc tại vị trí đường bộ giao cắt với đường sắt:

Hình 12 – Bố trí các cụm gờ giảm tốc, gồ
giảm tốc kết hợp với các biện pháp cảnh báo tại khu vực đường bộ giao cắt trực
tiếp và vuông góc với đường sắt
Hình 13 – Bố trí các cụm gờ giảm tốc, gồ
giảm tốc kết hợp với các biện pháp cảnh báo tại khu vực đường bộ giao cắt trực
tiếp và chéo góc với đường sắt

Hình 14 – Bố trí các cụm gờ giảm tốc, gồ
giảm tốc kết hợp với các biện pháp cảnh báo tại khu vực đường bộ song song với
đường sắt
Ngô Lê Ngọc Thành - P.QLKCHTGT