Thông Tư số 25/2024/TT-BGTVT sửa đổi, bổ sung một số điều về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ và quy định về công tác phòng, chống và khắc phục hậu quả thiên tai trong lĩnh vực đường bộ
Lượt xem: 59

Ngày 28/6/2024, Bộ Giao thông vận tải đã ban hành Thông tư số 25/2024/TT-BGTVT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 50/2015/TTBGTVT ngày 23/9/2015 hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24/02/2010 của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ và Thông tư số 03/2019/TT-BGTVT ngày 11/01/2019 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về công tác phòng, chống và khắc phục hậu quả thiên tai trong lĩnh vực đường bộ.

Theo đó, từ ngày 15/8/2024, Bộ Giao thông vận tải giao Cục Đường bộ Việt Nam thẩm quyền về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ đối với một số nhiệm vụ sau:

1. Là cơ quan chấp thuận xây dựng công trình thiết yếu trong phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông của đường bộ cao tốc, trừ công trình điện lực có điện áp từ 35 kV trở xuống quy định tại khoản 1 Điều 13 Thông tư số 50/2015/TT-BGTVT (đã được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 2 Điều 1 Thông tư số 39/2021/TT-BGTVT) về Chấp thuận xây dựng công trình thiết yếu, chấp thuận xây dựng cùng thời điểm với cấp giấy phép thi công xây dựng công trình thiết yếu trong phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ của quốc lộ, đường bộ cao tốc đang khai thác thuộc phạm vi quản lý của Bộ Giao thông vận tải.

2. Chịu trách nhiệm rà soát hồ sơ đề nghị đấu nối để trả lời Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đối với quy định xác định điểm đấu nối vào quốc lộ trong trường hợp phải có ý kiến của Bộ Giao thông vận tải theo quy định tại khoản 2 Điều 1 Nghị định số 117/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 11/2010/NĐ-CP, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh gửi hồ sơ lấy ý kiến theo quy định tại Điều 24 Thông tư 50/2015/TT-BGTVT (đã được sửa đổi bởi Khoản 7 Điều 1 Thông tư 39/2021/TT-BGTVT) về Cục Đường bộ Việt Nam;

3. Có ý kiến đối với các trường hợp chưa đáp ứng đầy đủ yêu cầu đấu nối vào quốc lộ theo quy định tại khoản 2 Điều 20 của Thông tư 50/2015/TT-BGTVT (đã được sửa đổi bởi Khoản 3 Điều 1 Thông tư 39/2021/TT-BGTVT) trong quy định nội dung thuyết minh của Hồ sơ xác định các điểm đấu nối vào quốc lộ.”.

 

Đồng thời, Thông tư số 25/2024/TT-BGTVT đã bãi bỏ một số nội dung sau:

1. Bãi bỏ khoản 2a Điều 13 Thông tư số 50/2015/TT-BGTVT“2a. Cục Đường cao tốc Việt Nam chấp thuận xây dựng công trình thiết yếu trong phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ đối với tuyến đường cao tốc được phân cấp, ủy quyền” đã được bổ sung bởi khoản 7 Điều 11 Thông tư số 06/2023/TT-BGTVT.

2. Bãi bỏ điểm c khoản 3 Điều 13 Thông tư số 03/2019/TT-BGTVT (đã được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 10 Điều 1 Thông tư số 22/2023/TT-BGTVT).

“c) Trường hợp hoạt động giao thông vẫn còn hoặc tiếp tục bị gián đoạn mà việc khắc phục hậu quả thiên tai, xử lý ùn tắc, bảo đảm giao thông có dự kiến chi phí với tổng giá trị vượt quá hạn mức quy định tại khoản 1 Điều 54 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP ngày 26 tháng 6 năm 2014 của Chính phủ, theo phạm vi, trách nhiệm quản lý, nhà thầu quản lý, bảo dưỡng thường xuyên, vận hành khai thác công trình đường bộ phải báo cáo Khu Quản lý đường bộ, Sở Giao thông vận tải để kiến nghị cấp có thẩm quyền xem xét quyết định triển khai dự án khẩn cấp phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai theo quy định tại Điều 11a của Thông tư này. Các công việc đã thực hiện khắc phục hậu quả thiên tai, xử lý ùn tắc, bảo đảm giao thông theo quy định tại điểm a, điểm b, điểm c, điểm d, điểm đ, điểm e, điểm g khoản 1 Điều này được phê duyệt trong hồ sơ hoàn thành dự án.”.

Tải về

image
image
image
image
image

image

  

 


Thư viện ảnh
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tháng hiện tại: 1
  • Tổng lượt truy cập: 1
Đăng nhập
ipv6 ready Chung nhan Tin Nhiem Mang