Kết quả kiểm tra công tác phòng, chống dịch Covid – 19 tại các chợ dân sinh trên địa bàn tỉnh.
Lượt xem: 362

           Căn cứ Quyết định số 2414/QĐ-UBND ngày 20 tháng 9 năm 2021 của Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận về việc thành lập Tổ công tác kiểm tra phòng, chống dịch tại các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh dịch vụ thương mại, chợ dân sinh trên địa bàn tỉnh Bình Thuận; Sở Công Thương đã ban hành Kế hoạch số 2387/KH-SCT ngày 23 tháng 9 năm 2021 về kiểm tra phòng, chống dịch tại các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh dịch vụ thương mại, chợ dân sinh trên địa bàn tỉnh năm 2021. Theo đó, tổ chức 03 đợt kiểm tra trong năm 2021 và xây dựng phụ lục đề cương kiểm tra, phân công nhiệm vụ các thành viên Tổ công tác thực hiện kiểm tra công tác phòng, chống dịch COVID-19 tại các đơn vị.

          Đồng thời, ban hành công văn số 2389/SCT-QLTM ngày 27/9/2021 về việc thông báo lịch kiểm tra công tác phòng, chống dịch COVID-19 đến các thành viên trong Tổ nắm bắt thông tin, sắp xếp thời gian tham gia công tác kiểm tra phòng, chống dịch COVID-19. Thời gian kiểm tra đợt 01/2021: từ ngày 29/9/2021 đến ngày 08/10/2021, Tổ công tác đã đi kiểm tra 08/10 huyện, thị xã, thành phố (trừ huyện đảo Phú Quý, và thị xã La Gi. Thị xã La Gi dự kiến cho phép hoạt động trợ lại các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh dịch vụ thương mại, chợ dân sinh giữa tháng 10/2021).

          Qua công tác kiểm tra thực tế các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh dịch vụ thương mại, chợ dân sinh tại 08 huyện, thành phố (gồm: 15 chợ dân sinh; 04 cơ sở thu mua thanh long; 01 siêu thị Coopmart Phan Rí Cửa, 02 chuỗi cửa hàng tiện lợi Bách Hóa xanh). Tổ công tác kiểm tra phòng, chống dịch COVID-19, đánh giá chung về tình hình hoạt động của các đơn vị trong công tác, phòng chống dịch COVID-19, như sau:

          Kết quả đạt được: Các địa phương đã triển khai các văn bản về phòng, chống dịch COVID-19 đến các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh dịch vụ thương mại, chợ dân sinh để thực hiện công tác phòng, chống dịch cơ bản đầy đủ, đáp ứng công tác phòng, chống dịch COVID-19 tại địa phương. Có thành lập tổ công tác địa phương để kiểm tra, hướng dẫn các đơn vị trong phòng, chống dịch COVID-19. Các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh dịch vụ thương mại, chợ dân sinh được kiểm tra cũng đã cung cấp văn bản triển khai về công tác phòng, chống dịch tại đơn vị như: phương án phòng, chống dịch tại đơn vị; ký bản cam kết với địa phương trong thực hiện phỏng, chống dịch; thành lập tổ COVID-19 tại đơn vị,...

          Các đơn vị quản lý chợ dân sinh có triển khai, bố trí nhân viên tại chốt kiểm soát cổng vào ra để lấy thông tin, đo thân nhiệt, nước sát khuẩn, và yêu cầu bắt buộc thực hiện việc đeo khẩu trang khi người dân đến chợ để mua sắm hàng hóa. Tại các quầy, sạp trong chợ có giăng dây để tạo khoảng các giữa người bán và người mua; có bố trí phân luồng giao thông, điểm tập kết giao nhận, xếp dỡ hàng hóa ngoài khu vực chợ. Về công tác tuyên truyền phòng, chống dịch COVID-19 được các đơn vị quan tâm triển khai như: qua hệ thống loa nội bộ chợ, đặt bảng hiệu, pano, băng rôn, QR code tại các cổng vào ra chợ.

          Một số chợ đã được chính quyền địa phương quan tâm triển khai tiêm vacxin Covid-19 cho tiểu thương tại chợ như chợ: Lương Sơn, Chợ Lầu (Bắc Bình), chợ Tân Nghĩa, Tân Xuân, Tân Hà (Hàm Tân),…

          Bên cạnh đó, còn những tồn tại, hạn chế như:

          Công tác triển khai văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của địa phương tại các chợ dân sinh vẫn còn chưa đầy đủ như: niêm yết thông tin cán bộ phụ trách (như họ tên, chức vụ, số điện thoại liên lạc) về công tác phòng chống dịch tại các khu vực nhà lồng để tiểu thương liên hệ trong trường hợp cần thiết (phát hiện người có biểu hiện ho, sốt,khó thở… hoặc không chấp hành các quy định phòng, chống dịch tại chợ).

        Bố trí nhân viên ban/tổ quản lý chợ trực kiểm soát người vào ra cổng chợ một số chưa đảm bảo, phân luồng giao thông tại chợ còn bất cập nhất là các chợ có nhiều cổng vào ra chợ; công tác ghi chép thông tin đối với người dân, khách hàng đến chợ và đo thân nhiệt, nước sát khuẩn chưa được triển khai thường xuyên; Việc theo dõi thông tin ghi chép, lưu trữ đối với phương tiện vận tải hàng hóa, thông tin của Lái xe, phụ xe giao nhận, xếp dỡ hàng hóa tại chợ để giúp cho việc truy vết, kiểm soát phòng, chống dịch chưa được thực hiện đầy đủ.

          Lực lượng ban/tổ quản lý chợ thực hiện chưa thường xuyên, còn chủ quan trong công tác kiểm tra phòng, chống dịch tại chợ để yêu cầu tiểu thương, người dân đi chợ thực hiện các quy định phòng, chống dịch tại chợ; xử lý nghiêm các phương tiện vận chuyển hàng hóa, lưu thông trong khu vực chợ không đúng quy định. Nguồn phân bổ vacxin Covid-19 tại địa phương không nhiều nên công tác triển khai tiêm phòng vacxin Covid-19 cho tiểu thương kinh doanh tại một số chợ còn hạn chế.

            Trong quá trình kiểm tra, Tổ công tác đã tiến hành lập biên bản nhắc nhở, chấn chính và hướng dẫn các đơn vị triển khai phòng, chống dịch. Nhằm tiếp tục duy trì tốt hơn nữa công tác phòng, chống dịch COVID-19 tại các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh dịch vụ thương mại, chợ dân sinh trên địa bàn tỉnh và khắc phục những tồn tại hạn chế để đảm bảo an toàn công tác phòng, chống dịch bệnh. Tổ công tác phòng, chống dịch COVID-19 của tỉnh cũng đã đề xuất kiến nghị với UBND huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo các Phòng Kinh tế - Hạ tầng là thành viên của tổ công tác thực hiện việc kiểm tra, giám sát các đơn vị doanh nghiệp kinh doanh chợ trên địa bàn với một số nội dung như:

              Chỉ đạo phòng chuyên môn cấp huyện tiếp tục giám sát, hướng dẫn các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh dịch vụ thương mại, chợ dân sinh đã được kiểm tra để thực hiện theo hướng dẫn của Tổ công tác về phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh. Thường xuyên kiểm tra, giám sát, hướng dẫn công tác phòng, chống dịch COVID-19 các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh dịch vụ thương mại, chợ dân sinh trên địa bàn kể cả các khu vực bán xung quanh chợ; xem xét, ưu tiên đối tượng tiêm vacxin Covid-19 là các tiểu thương tại chợ, doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh dịch vụ thương mại.

            Quan tâm hỗ trợ lực lượng cùng tham gia ban/tổ quản lý chợ để thực hiện công tác phòng chống dịch; vận động doanh nghiệp hỗ trợ công tác tuyên truyền phòng, chống dịch thông qua: băng rôn, pa nô, để tuyên truyền phòng, chống dịch tại các nhà lồng chợ, cổng chợ; nước sát khuẩn, kính chống giọt bắn cho tiểu thương. Tăng thời lượng công tác tuyên truyền phòng, chống dịch COVID-19 tại các khu vực nhà lồng trong chợ qua hệ thống loa nội bộ chợ hoặc loa di động. Bố trí điểm truy cập wifi tại cổng chợ để người dân khi vào chợ khai báo thông tin cá nhân thông qua quét QR code để hạn chế việc ghi chép thông tin khách hàng vào chợ.    Đối với các chợ đã trang bị camera an ninh tại chợ, nghiên cứu bố trí thêm các camera tại các cổng vào ra chợ vừa phục vụ an ninh tại chợ vừa lưu trữ thông tin để phục vụ công tác y tế khi cần thiết; cung cấp thông tin truy cập camera tại chợ để địa phương quản lý chợ, Tổ công tác giám sát online khi cần thiết. Nghiên cứu trang bị camera tại các chợ có lượng người dân đến chợ mua sắm đông đúc.

             Trong thời gian đến Tổ công tác sẽ tiếp tục tiến hành kiểm tra theo kế hoạch tại các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh dịch vụ thương mại, chợ dân trên địa bàn tỉnh và giám sát các đơn vị tổ chức thực hiện khắc phục những tồn tại hạn chế trong đợt kiểm tra vừa qua./.

                                                                                                                                                                   Lê Văn Trí - Phòng QL VT-PT&NL

Tin khác
1 2 3 4 
image
image
image
image
image

image

  

 


Thư viện ảnh
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tháng hiện tại: 1
  • Tổng lượt truy cập: 1
Đăng nhập
ipv6 ready Chung nhan Tin Nhiem Mang