NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG, TIÊU CỰC THÔNG QUA RÀ SOÁT, NHẬN DIỆN VÀ NGĂN CHẶN TÌNH TRẠNG XUNG ĐỘT LỢI ÍCH TRONG THỰC THI CÔNG VỤ
Lượt xem: 232

Vấn đề xung đột lợi ích trong thực thi công vụ được xác định là nguy cơ tiềm ẩn dẫn đến tình trạng tham nhũng, tiêu cực trong thực thi công vụ. Vì vậy, để làm rõ thêm việc nhận diện và giải quyết xung đột lợi ích và nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống tham nhũng, Sở Giao thông vận tải đã xây dựng và ban hành Kế hoạch số 2240/KH-SGTVT ngày 21/8/2023 triển khai công tác kiểm tra rà soát, ngăn chặn tình trạng xung đột lợi ích góp phần phòng, chống tham nhũng, tiêu cực năm 2023. Với yêu cầu, công tác kiểm soát xung đột lợi ích phải được thực hiện thường xuyên, liên tục, kết hợp chặt chẽ giữa tích cực phòng ngừa, chủ động phát hiện và kiên quyết xử lý nghiêm minh, kịp thời hành vi vi phạm về kiểm soát xung đột lợi ích.

Việc nhận diện, xác định các trường hợp xung đột lợi ích được quy định tại Điều 29 Nghị định số 59/2019/NĐ-CP ngày 01/7/2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng, chống tham nhũng, cụ thể:

1. Nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích khác của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân liên quan đến công việc do mình giải quyết hoặc thuộc phạm vi quản lý của mình;

2. Thành lập, tham gia quản lý, điều hành doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã, trừ trường hợp luật có quy định khác;

3. Tư vấn cho doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân khác ở trong nước và nước ngoài về công việc có liên quan đến bí mật nhà nước, bí mật công tác, công việc thuộc thẩm quyền giải quyết hoặc tham gia giải quyết;

4. Sử dụng những thông tin có được nhờ chức vụ, quyền hạn của mình để vụ lợi hoặc để phục vụ lợi ích của tổ chức hoặc cá nhân khác;

5. Bố trí vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con, anh, chị, em ruột của mình giữ chức vụ quản lý về tổ chức nhân sự, kế toán, làm thủ quỹ, thủ kho trong cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc giao dịch, mua bán hàng hóa, dịch vụ, ký kết hợp đồng cho cơ quan, tổ chức, đơn vị do mình là người đứng đầu hoặc cấp phó của người đứng đầu;

6. Góp vốn vào doanh nghiệp hoạt động trong phạm vi ngành, nghề do mình trực tiếp thực hiện việc quản lý nhà nước hoặc để vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con kinh doanh trong phạm vi ngành, nghề do mình trực tiếp thực hiện việc quản lý nhà nước;

7. Ký kết hợp đồng với doanh nghiệp thuộc sở hữu của vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con, anh, chị, em ruột hoặc để doanh nghiệp thuộc sở hữu của vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con, anh, chị, em ruột tham dự các gói thầu của cơ quan, tổ chức, đơn vị mình khi được giao thực hiện các giao dịch, mua bán hàng hóa, dịch vụ, ký kết hợp đồng cho cơ quan, tổ chức, đơn vị đó;

8. Có vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con, anh, chị, em ruột là người có quyền, lợi ích trực tiếp liên quan đến việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của mình;

9. Can thiệp hoặc tác động không đúng đến hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có thẩm quyền vì vụ lợi.

Theo đó, nội dung Kế hoạch số 2240/KH-SGTVT cũng đã đưa ra một số giải pháp nâng cao hiệu quả việc nhận diện và giải quyết xung đột lợi ích; đồng thời, giao nhiệm vụ cụ thể cho các phòng, ban, đơn vị trực thuộc căn cứ các trường hợp xác định có xung đột lợi ích nêu trên và phát hiện có dấu hiệu xung đột lợi ích phải thực hiện việc thông tin báo cáo và xử lý thông tin báo cáo theo quy định tại Điều 30, Điều 31 Nghị định số 59/2019/NĐ-CP.

(Đính kèm Kế hoạch số 2240/KH-SGTVT ngày 21/8/2023)  Tải về

                                                                                                                  Lê Thị Ánh Sao - Thanh tra Sở

Tin khác
1 2 3 
image
image
image
image
image

image

  

 


Thư viện ảnh
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tháng hiện tại: 1
  • Tổng lượt truy cập: 1
Đăng nhập
ipv6 ready Chung nhan Tin Nhiem Mang